7/12/2010, 9:24 pm
Super Mod
Bình Định là tỉnh có nhiều đặc sản nổi tiếng gần xa như: bánh tráng nước dừa, nem chua, bánh ít lá gai...
Bánh tráng nước dừa
Cây dừa là sản phẩm được thiên nhiên ưu đãi cho Bình Định. Tinh túy của dừa là phần dầu ổn tàng trong cơm dừa. Ngoài việc lấy dầu, người địa phương còn dùng để làm bánh tráng nước dừa. Đây là đặc sản của cánh Bắc Bình Định. Từ Tam Quan đến Phù Mỹ dọc theo quốc lộ 1 đều có bán nhan nhản.
Chiều xuống họ thu bánh chồng lên nhau và dùng gỗ nặng đè lên trên cho bánh phẳng, cứ mười hai cái, lấy dây chuối cột lại và đem đi tiêu thụ. Bánh hình tròn rất đẹp, mười bánh cũng dày chỉ hai phân.
Có lẽ chỉ có bánh tráng nước dừa là mang nhiều sắc thái Bình Định nhất - nó mang tính đạm bạc, thơm ngon và hiếu khách.
Mắm ruột cá ngừ Quy Nhơn
Mắm có vị đậm, thơm, ngọt vừa giống vừa khác với hương vị của mắm cái chính hiệu, chan, ăn với cơm nóng, bún, bánh hỏi, bánh cuốn rất ngon. Đây là đặc sản của vùng Quy Nhơn.
Cách làm mắm ruột cá ngừ cũng khá đơn giản. Quan trọng là người làm mắm phải mua, chọn cá cho thật tươi. Cá càng tươi, càng to thì mắm càng ngon, càng lắng đọng nhiều dư vị. Đương nhiên, khối lượng ruột cá mỗi lần dầm mắm chí ít cũng phải được 1 kg trở lên.
Nước mắm này có vị đậm, thơm, ngọt vừa giống vừa khác với hương vị của mắm cái chính hiệu. Dùng chan, ăn với cơm nóng, bún, bánh hỏi, bánh cuốn thì ngon miệng phải biết. Mắm ruột cá ngừ có nét giống như những món muối chua là không thể giữ được lâu phải ăn hết, không cho phép để thừa.
Bánh ít lá gai
"Muốn ăn bánh ít lá gai,
Lấy chồng Bình Định sợ dài đường đi.."
Nguyên liệu làm bánh ít lá gai lại rất dễ tìm ở vùng quê Bình Định. Hái một ít lá gai - loại cây được trồng thành rào hoặc từng khóm cạnh bờ ao - luộc chín, giã nhuyễn, cho thêm bột nếp tươi đã vắt ráo nước và đường cát vào giã, trộn đều là xong phần bột bánh. Phần nhân, ngoài đậu xanh và đường phải có dừa khô nạo cơm mới đúng "gu". Đường đem thắng cho mất mùi, cho đậu xanh đãi vỏ, luộc chín và cơm dừa nạo vào xào đến khi vừa khô, vo viên được là vừa. Nhớ cho thêm nước muối và gừng để nhân có thêm mùi thơm và ngọt dịu.
Ngắt cục bột lá gai cỡ bằng quả trứng gà đè bẹp trong lòng bàn tay, đặt viên nhân đã vo tròn cỡ bằng quả trứng cút vào giữa, bọc lại, vê tròn, xong đem hấp hơi cho bánh chín. Thế là xong phần chế biến, bây giờ chỉ còn làm đẹp cho bánh nữa thôi.
Lá chuối non đã hong qua nắng hay hơ qua lửa cho bớt dòn, cắt thành từng miếng tròn đường kính cỡ gang tay. Xấp hai miếng thành một, cuộn thành hình phễu, cho viên bánh đã được thoa qua lớp dầu phụng chín vào giữa. Xếp lá thành một hình chóp nhọn sao cho các cạnh vuông vắn, cân đối y như một kim tự tháp vậy. Sau đó đem hấp sơ qua cho các nếp gấp "chết " hẳn khỏi bung, đừng hấp lâu là mất màu xanh mà lại mềm nhũn không đẹp. Vậy là chiếc bánh ít lá gai, đặc sản của Bình Định đã hoàn thành.
Cầm chiếc "kim tự tháp" xanh tươi, bóc lớp lá, cắn một miếng, ngậm mà nghe chút đắng dịu dàng của lá, chút dẻo của nếp, chút bùi của đậu, chút ngọt của đường, chút béo của dừa hoà với mùi lá gai thơm lừng.
Nem chợ Huyện
Nhiều nơi có nem, nhưng theo tôi ngon nhất vẫn là NEM CHỢ HUYỆN (Phước Lộc - Tuy Phước - Bình Định). Đến một trong những quán nem của nhà họ Trần ở Phước Lộc, không cần nói gì cô hàng đã dọn lên vài chục nem chua gói bằng lá chuối, cột bằng dây chuối vuông vức xâu từng chục một. Lột bỏ hai cuộn lá chuối bên ngoài, rồi đến lớp lá ổi bên trong, ruột nem hồng hồng hiện ra xinh xắn đã thấy nước miếng tứa ra chân răng. Cầm chiếc nem chấm vào chén xì dầu, cắn một miếng cùng một tép tỏi tận hưởng cái cảm giác giòn giòn, vừa thơm, vừa nồng. Ai thích cay thì cắn thêm lát ớt, càng thêm nồng nàn.
Nem Chợ Huyện không chỉ được ưa thích đối với người dân Bình Định mà còn là món khoái khẩu của dân tứ xứ, thậm chí còn "vượt biên" đến Tây, Tàu nữa. Một chủ quán ở Phước Long cho chúng tôi biết mấy cái Tết vừa qua Việt kiều về thăm quê đặt làm hàng ngàn chiếc mạng đi. Nem chua để sẵn, khách đến mang ra lột nhấm nháp thật không gì tiện và thú vị bằng.
(Nguồn: Theo thuvienbinhdinh.com)
Bánh tráng nước dừa
Cây dừa là sản phẩm được thiên nhiên ưu đãi cho Bình Định. Tinh túy của dừa là phần dầu ổn tàng trong cơm dừa. Ngoài việc lấy dầu, người địa phương còn dùng để làm bánh tráng nước dừa. Đây là đặc sản của cánh Bắc Bình Định. Từ Tam Quan đến Phù Mỹ dọc theo quốc lộ 1 đều có bán nhan nhản.
Chiều xuống họ thu bánh chồng lên nhau và dùng gỗ nặng đè lên trên cho bánh phẳng, cứ mười hai cái, lấy dây chuối cột lại và đem đi tiêu thụ. Bánh hình tròn rất đẹp, mười bánh cũng dày chỉ hai phân.
Có lẽ chỉ có bánh tráng nước dừa là mang nhiều sắc thái Bình Định nhất - nó mang tính đạm bạc, thơm ngon và hiếu khách.
Mắm ruột cá ngừ Quy Nhơn
Mắm có vị đậm, thơm, ngọt vừa giống vừa khác với hương vị của mắm cái chính hiệu, chan, ăn với cơm nóng, bún, bánh hỏi, bánh cuốn rất ngon. Đây là đặc sản của vùng Quy Nhơn.
Cách làm mắm ruột cá ngừ cũng khá đơn giản. Quan trọng là người làm mắm phải mua, chọn cá cho thật tươi. Cá càng tươi, càng to thì mắm càng ngon, càng lắng đọng nhiều dư vị. Đương nhiên, khối lượng ruột cá mỗi lần dầm mắm chí ít cũng phải được 1 kg trở lên.
Nước mắm này có vị đậm, thơm, ngọt vừa giống vừa khác với hương vị của mắm cái chính hiệu. Dùng chan, ăn với cơm nóng, bún, bánh hỏi, bánh cuốn thì ngon miệng phải biết. Mắm ruột cá ngừ có nét giống như những món muối chua là không thể giữ được lâu phải ăn hết, không cho phép để thừa.
Bánh ít lá gai
Lấy chồng Bình Định sợ dài đường đi.."
Nguyên liệu làm bánh ít lá gai lại rất dễ tìm ở vùng quê Bình Định. Hái một ít lá gai - loại cây được trồng thành rào hoặc từng khóm cạnh bờ ao - luộc chín, giã nhuyễn, cho thêm bột nếp tươi đã vắt ráo nước và đường cát vào giã, trộn đều là xong phần bột bánh. Phần nhân, ngoài đậu xanh và đường phải có dừa khô nạo cơm mới đúng "gu". Đường đem thắng cho mất mùi, cho đậu xanh đãi vỏ, luộc chín và cơm dừa nạo vào xào đến khi vừa khô, vo viên được là vừa. Nhớ cho thêm nước muối và gừng để nhân có thêm mùi thơm và ngọt dịu.
Ngắt cục bột lá gai cỡ bằng quả trứng gà đè bẹp trong lòng bàn tay, đặt viên nhân đã vo tròn cỡ bằng quả trứng cút vào giữa, bọc lại, vê tròn, xong đem hấp hơi cho bánh chín. Thế là xong phần chế biến, bây giờ chỉ còn làm đẹp cho bánh nữa thôi.
Lá chuối non đã hong qua nắng hay hơ qua lửa cho bớt dòn, cắt thành từng miếng tròn đường kính cỡ gang tay. Xấp hai miếng thành một, cuộn thành hình phễu, cho viên bánh đã được thoa qua lớp dầu phụng chín vào giữa. Xếp lá thành một hình chóp nhọn sao cho các cạnh vuông vắn, cân đối y như một kim tự tháp vậy. Sau đó đem hấp sơ qua cho các nếp gấp "chết " hẳn khỏi bung, đừng hấp lâu là mất màu xanh mà lại mềm nhũn không đẹp. Vậy là chiếc bánh ít lá gai, đặc sản của Bình Định đã hoàn thành.
Cầm chiếc "kim tự tháp" xanh tươi, bóc lớp lá, cắn một miếng, ngậm mà nghe chút đắng dịu dàng của lá, chút dẻo của nếp, chút bùi của đậu, chút ngọt của đường, chút béo của dừa hoà với mùi lá gai thơm lừng.
Nem chợ Huyện
Nhiều nơi có nem, nhưng theo tôi ngon nhất vẫn là NEM CHỢ HUYỆN (Phước Lộc - Tuy Phước - Bình Định). Đến một trong những quán nem của nhà họ Trần ở Phước Lộc, không cần nói gì cô hàng đã dọn lên vài chục nem chua gói bằng lá chuối, cột bằng dây chuối vuông vức xâu từng chục một. Lột bỏ hai cuộn lá chuối bên ngoài, rồi đến lớp lá ổi bên trong, ruột nem hồng hồng hiện ra xinh xắn đã thấy nước miếng tứa ra chân răng. Cầm chiếc nem chấm vào chén xì dầu, cắn một miếng cùng một tép tỏi tận hưởng cái cảm giác giòn giòn, vừa thơm, vừa nồng. Ai thích cay thì cắn thêm lát ớt, càng thêm nồng nàn.
Nem Chợ Huyện không chỉ được ưa thích đối với người dân Bình Định mà còn là món khoái khẩu của dân tứ xứ, thậm chí còn "vượt biên" đến Tây, Tàu nữa. Một chủ quán ở Phước Long cho chúng tôi biết mấy cái Tết vừa qua Việt kiều về thăm quê đặt làm hàng ngàn chiếc mạng đi. Nem chua để sẵn, khách đến mang ra lột nhấm nháp thật không gì tiện và thú vị bằng.
(Nguồn: Theo thuvienbinhdinh.com)