6/8/2021, 10:50 pm
Quản Trị Viên
Việc lựa chọn định dạng file system cho các thiết bị lưu trữ rời không phải là chuyện đơn giản, vì lỡ chọn sai có thể dẫn đến việc ổ không thể đọc, hoặc không thể chép các file dung lượng lớn và bạn buộc phải format sạch sẽ ổ mới chuyển định dạng được. Xin chia sẻ với anh em những cách và định dạng file system mình thường xài cho ổ USB , ổ cứng rời và thẻ nhớ. Mời anh em chia sẻ ý kiến về vụ này để mọi người cùng tham khảo nhé.
Nếu bạn chưa rành file system là gì, định dạng ra sao, ý nghĩa của các định dạng, mời bạn xem qua bài viết: Sự khác biệt giữa exFAT, NTFS và FAT32 . Bảng bên dưới cũng tóm một số ý chính.
Ổ USB, hay còn gọi là bút nhớ USB hay USB flash drive: exFAT hoặc FAT32
Lý do mà bạn nên chọn FAT32 là vì định dạng này rất rất phổ biến, gần như bất kì thiết bị nào cũng được và ghi được nên bạn có thể thoải mái cắm USB của mình vào bất kì máy nào mà không lo vấn đề tương thích. Bạn cắm vào TV để xem hình, bạn chép dữ liệu từ máy Win cho cô nàng xài Mac ngồi kế bên, chép vào USB OTG cho cái điện thoại Android, hay cắm vào dàn loa để nghe nhạc đều chơi tuốt. Đây là cái lợi lớn nhất của định dạng này.
Nhưng anh em lưu ý, FAT32 không hỗ trợ lưu trữ file có kích thước hơn 4GB (kích thước của một file đơn lẻ, còn nhiều file nhỏ cộng lại thì vô tư, bao nhiêu cũng được). Điều này đồng nghĩa với việc anh em sẽ gặp khó khăn khi chép các file phim MKV độ phân giải cao, các file nén dung lượng lớn hay bất kì thứ gì anh em có làm việc mà trên 4GB. Một cách hay để xử vụ này là cắt nhỏ file thành nhiều phần rồi chép nhưng như vậy hơi mất công nên mình cũng không thường dùng lắm.
Đó là lý do mình chọn exFAT làm định dạng cho ổ USB của mình. exFAT hỗ trợ mọi loại file với dung lượng tối đa lên tới 128 petabyte (PB). Nhờ vậy mà anh em có thể vô tư chép các file MKV, file nén cỡ lớn, thậm chí dùng để chứa các file phim Full-HD, 4K quay từ camera luôn cũng được.
Nhưng nhược điểm là exFAT được ít thiết bị hỗ trợ hơn nên anh em cần cẩn thận một chút. Windows, macOS, Android, iOS đã hỗ trợ sẵn exFAT, không lo, mình chỉ ngại khi gắn nó vào dàn máy hay các thiết bị ngoại vi tương tự mà thôi. Nếu chỉ để chép dữ liệu công việc giữa máy tính với nhau thì chúng ta nên xài exFAT.
Thẻ nhớ: exFAT hoặc FAT32
Những lý do giống ở trên thì mình sẽ không nhắc lại, ở đây mình chia sẻ với anh em khi nào thì nên dùng exFAT và khi nào thì nên xài FAT32 cho thẻ SD hoặc microSD.
Anh em nên dùng FAT32 khi chụp ảnh vì các file ảnh chỉ chừng vài trăm MB là hết mức, không lên tới mức 4GB giới hạn. Format thẻ nhớ bằng định dạng này sẽ rất tiện khi anh em cần gắn thẻ nhớ thẳng vào TV hoặc các thiết bị trình chiếu để cho mọi người xem hình nhanh sau một chuyến đi chơi hay một bữa tiệc vui vẻ. Lúc đó mà vướng vụ định dạng thì không hay lắm. Ngay cả khi anh em có quay phim thì cũng thường ngắt ra nhiều đoạn nên cũng ít khi nào chạm tới dung lượng 4GB.
Còn nếu anh em quay phim Full-HD hay 4K, hoặc phải quay thời lượng dài, thì nên cân nhắc dùng exFAT để đảm bảo không bị vấn đề gì khi máy quay vận hành do một file đơn lẻ sinh ra sẽ có dung lượng rất lớn, sẽ không khó để vượt qua mức 4GB. Một số thẻ SDXC dung lượng cỡ 32GB, 64GB giờ cũng đã được format sẵn ở định dạng exFAT ngay từ khi bán ra, và đa phần camera hiện đại ngày nay cũng hỗ trợ cho file system này rồi.
Với thẻ microSD dùng cho điện thoại, anh em có thể dùng exFAT vì hiện tại Android đã đọc ngon định dạng này, Windows Mobile cũng thế. Vì chúng ta chủ yếu chép dữ liệu giữa điện thoại với máy tính nên tính tương thích không phải là vấn đề, thế thì cứ mạnh dạng xài cái nào ngon thôi.
Ổ cứng rời: NTFS hoặc exFAT
Lý do để bạn chọn NTFS cho ổ cứng rời đó là vì bạn sẽ cần chép dữ liệu với máy Windows và có làm việc trực tiếp trên đó trong thời gian dài. Ví dụ, file phim ở studio , máy Mac cũng có thể đọc được (muốn ghi thì phải cài thêm app), một số thiết bị ngoại vi cũng có thể đọc NTFS. Quan trọng hơn, vì chúng ta thường có thói quen mở file rồi thao tác ngay từ ổ cứng rời nên các tính năng về bảo mật, phân quyền, journal (theo dõi liên tục sự thay đổi của file để cho phép khôi phục lại dữ liệu trong trường hợp máy tính bị lỗi mà bạn chưa kịp lưu) sẽ là những thứ cần thiết. Rồi NTFS còn có chức năng dành cho sao lưu, mã hóa, liên kết cứng (nhiều tên cho cùng 1 file), nén dữ liệu, quota...
Nhược điểm của NTFS đó là nó không tương thích hoàn toàn với tất cả mọi hệ điều hành. Windows thì từ XP trở đi là đã có thể chơi được với NTFS, nhưng Mac thì chỉ đọc được dữ liệu trên NTFS mà thôi chứ không cho ghi. Muốn ghi được dữ liệu lên phân vùng NTFS trên máy Mac, bạn sẽ phải tinh chỉnh một chút về hệ điều hành hoặc xài phần mềm của bên thứ ba. Linux cũng tương tự như vậy, một số bản distro chỉ cho đọc và không cho ghi. Ngay cả chiếc Xbox 360 của Microsoft cũng không thể chơi với NTFS, chỉ có chiếc Xbox One mới làm được.
Nếu chỉ dùng ổ cứng rồi thuần cho mục đích lưu trữ, anh em có thể xài exFAT cho tiện, chép giữa Win và Mac đều ngon lành, mượt mà, không cần cài thêm gì, không cần suy nghĩ nhiều. Hiện tại ổ cứng của mình cũng đang được cài exFAT.
Còn anh em thì sao, anh em có xài giống mình không?
Nếu bạn chưa rành file system là gì, định dạng ra sao, ý nghĩa của các định dạng, mời bạn xem qua bài viết: Sự khác biệt giữa exFAT, NTFS và FAT32 . Bảng bên dưới cũng tóm một số ý chính.
Ổ USB, hay còn gọi là bút nhớ USB hay USB flash drive: exFAT hoặc FAT32
Lý do mà bạn nên chọn FAT32 là vì định dạng này rất rất phổ biến, gần như bất kì thiết bị nào cũng được và ghi được nên bạn có thể thoải mái cắm USB của mình vào bất kì máy nào mà không lo vấn đề tương thích. Bạn cắm vào TV để xem hình, bạn chép dữ liệu từ máy Win cho cô nàng xài Mac ngồi kế bên, chép vào USB OTG cho cái điện thoại Android, hay cắm vào dàn loa để nghe nhạc đều chơi tuốt. Đây là cái lợi lớn nhất của định dạng này.
Nhưng anh em lưu ý, FAT32 không hỗ trợ lưu trữ file có kích thước hơn 4GB (kích thước của một file đơn lẻ, còn nhiều file nhỏ cộng lại thì vô tư, bao nhiêu cũng được). Điều này đồng nghĩa với việc anh em sẽ gặp khó khăn khi chép các file phim MKV độ phân giải cao, các file nén dung lượng lớn hay bất kì thứ gì anh em có làm việc mà trên 4GB. Một cách hay để xử vụ này là cắt nhỏ file thành nhiều phần rồi chép nhưng như vậy hơi mất công nên mình cũng không thường dùng lắm.
Đó là lý do mình chọn exFAT làm định dạng cho ổ USB của mình. exFAT hỗ trợ mọi loại file với dung lượng tối đa lên tới 128 petabyte (PB). Nhờ vậy mà anh em có thể vô tư chép các file MKV, file nén cỡ lớn, thậm chí dùng để chứa các file phim Full-HD, 4K quay từ camera luôn cũng được.
Nhưng nhược điểm là exFAT được ít thiết bị hỗ trợ hơn nên anh em cần cẩn thận một chút. Windows, macOS, Android, iOS đã hỗ trợ sẵn exFAT, không lo, mình chỉ ngại khi gắn nó vào dàn máy hay các thiết bị ngoại vi tương tự mà thôi. Nếu chỉ để chép dữ liệu công việc giữa máy tính với nhau thì chúng ta nên xài exFAT.
Thẻ nhớ: exFAT hoặc FAT32
Những lý do giống ở trên thì mình sẽ không nhắc lại, ở đây mình chia sẻ với anh em khi nào thì nên dùng exFAT và khi nào thì nên xài FAT32 cho thẻ SD hoặc microSD.
Anh em nên dùng FAT32 khi chụp ảnh vì các file ảnh chỉ chừng vài trăm MB là hết mức, không lên tới mức 4GB giới hạn. Format thẻ nhớ bằng định dạng này sẽ rất tiện khi anh em cần gắn thẻ nhớ thẳng vào TV hoặc các thiết bị trình chiếu để cho mọi người xem hình nhanh sau một chuyến đi chơi hay một bữa tiệc vui vẻ. Lúc đó mà vướng vụ định dạng thì không hay lắm. Ngay cả khi anh em có quay phim thì cũng thường ngắt ra nhiều đoạn nên cũng ít khi nào chạm tới dung lượng 4GB.
Còn nếu anh em quay phim Full-HD hay 4K, hoặc phải quay thời lượng dài, thì nên cân nhắc dùng exFAT để đảm bảo không bị vấn đề gì khi máy quay vận hành do một file đơn lẻ sinh ra sẽ có dung lượng rất lớn, sẽ không khó để vượt qua mức 4GB. Một số thẻ SDXC dung lượng cỡ 32GB, 64GB giờ cũng đã được format sẵn ở định dạng exFAT ngay từ khi bán ra, và đa phần camera hiện đại ngày nay cũng hỗ trợ cho file system này rồi.
Với thẻ microSD dùng cho điện thoại, anh em có thể dùng exFAT vì hiện tại Android đã đọc ngon định dạng này, Windows Mobile cũng thế. Vì chúng ta chủ yếu chép dữ liệu giữa điện thoại với máy tính nên tính tương thích không phải là vấn đề, thế thì cứ mạnh dạng xài cái nào ngon thôi.
Ổ cứng rời: NTFS hoặc exFAT
Lý do để bạn chọn NTFS cho ổ cứng rời đó là vì bạn sẽ cần chép dữ liệu với máy Windows và có làm việc trực tiếp trên đó trong thời gian dài. Ví dụ, file phim ở studio , máy Mac cũng có thể đọc được (muốn ghi thì phải cài thêm app), một số thiết bị ngoại vi cũng có thể đọc NTFS. Quan trọng hơn, vì chúng ta thường có thói quen mở file rồi thao tác ngay từ ổ cứng rời nên các tính năng về bảo mật, phân quyền, journal (theo dõi liên tục sự thay đổi của file để cho phép khôi phục lại dữ liệu trong trường hợp máy tính bị lỗi mà bạn chưa kịp lưu) sẽ là những thứ cần thiết. Rồi NTFS còn có chức năng dành cho sao lưu, mã hóa, liên kết cứng (nhiều tên cho cùng 1 file), nén dữ liệu, quota...
Nhược điểm của NTFS đó là nó không tương thích hoàn toàn với tất cả mọi hệ điều hành. Windows thì từ XP trở đi là đã có thể chơi được với NTFS, nhưng Mac thì chỉ đọc được dữ liệu trên NTFS mà thôi chứ không cho ghi. Muốn ghi được dữ liệu lên phân vùng NTFS trên máy Mac, bạn sẽ phải tinh chỉnh một chút về hệ điều hành hoặc xài phần mềm của bên thứ ba. Linux cũng tương tự như vậy, một số bản distro chỉ cho đọc và không cho ghi. Ngay cả chiếc Xbox 360 của Microsoft cũng không thể chơi với NTFS, chỉ có chiếc Xbox One mới làm được.
Nếu chỉ dùng ổ cứng rồi thuần cho mục đích lưu trữ, anh em có thể xài exFAT cho tiện, chép giữa Win và Mac đều ngon lành, mượt mà, không cần cài thêm gì, không cần suy nghĩ nhiều. Hiện tại ổ cứng của mình cũng đang được cài exFAT.
Còn anh em thì sao, anh em có xài giống mình không?