4/6/2011, 7:47 pm
Mem năng động
Ngoài việc đối đầu với bọn tội phạm nguy hiểm, nhiều khi cảnh sát hình sự gặp phải những tình huống hết sức bất ngờ. Có nhiều khi CSHS gặp chuyện cười ra nước mắt trong những cảnh tượng truy bắt tội phạm một cách đầy ngoạn mục.
Cảnh sát… cướp xe bắt tội phạm
Khoảng hơn một tuần nay, một cô gái khá xinh đẹp, khoảng hai lăm hai sáu tuổi về trọ ở căn phòng cho thuê tại hẻm 47 đường Thăng Long, phường 4, quận Tân Bình, TP.HCM. Chỉ trong vài ngày người phụ nữ đến cư ngụ, nơi đây có vẻ nhộn nhịp lạ thưởng bởi sự lui tới của nhiều thanh thiếu niên. Hiện tượng bất thường trên đã được cảnh sát khu vực Phan Hùng để ý. Sau hai ngày xác minh, điều tra, cảnh sát Phan Hùng khẳng định cô gái trên đang hoạt động mua bán heroin.
Cảnh sát hình sự luyện tập
Phương án bắt quả tang người mua kẻ bán đã được ban chỉ huy công an phường 4, quận Tân Bình phê duyệt. 13 giờ chiều, bốn chiến sĩ công an phường chia làm ba mũi thực hiện nhiệm vụ: mũi thứ nhất do thượng úy Dương Tấn Lắm chỉ huy có nhiệm vụ theo dõi đối tượng mua và báo cho tổ thứ hai do thượng úy Đậu Đức Lập và trung úy Trần Văn Phước chốt ở đầu hẻm bắt giữ; mũi thứ ba do cảnh sát Phan Hùng đứng bên kia con rạch thoát nước quan sát nhận tín hiệu của mũi thứ hai và sẽ băng qua con rạch để cùng phối hợp truy bắt đối tượng.
Mọi việc đang diễn ra suôn sẻ thì bất ngờ một cơn mưa chiều Sài Gòn xối xả kéo dài cả tiếng đồng hồ làm con rạch khô bỗng chốc đầy nước đen ngoàm chảy mạnh. Đúng 15 giờ, mũi ở đầu hẻm phát tín hiệu đã bắt được đối tượng mua heroin và phát tín hiệu xuất kích cho mũi thứ ba.
Không thể nào băng qua con rạch đang chảy xiết trong khi trời đang mưa to, Phan Hùng đang lóng ngóng thì một cô gái tấp xe Dream vào vỉa hè trú mưa và để chìa khóa trên xe. Nhanh như chớp, Hùng vọt lên xe phóng đi để lại phía sau mấy tiếng “cho mượn xe tí xíu” trong tiếng kêu la “cướp cướp” của cô gái và mọi người.
Qua hai cua ngắn, Hùng đã kịp cùng đồng đội bắt quả tang kẻ đang tiếp tục bán heroin cho một đối tượng khác. Khi cô gái và một số người đi đường đuổi kịp kẻ cướp xe thì cũng là lúc Phan Hùng cùng đồng đội giải các đối tượng về công an phường. Cô gái bị “cướp” xe tặng Hùng những nụ cười thông cảm. Bà con khen Hùng nhanh trí nhưng cũng hú hồn cho anh vì nếu những người đuổi theo túm được thì có lẻ anh sẽ bị một trận đòn “oan” mà không thể trách cứ bà con được.
Món quà bất ngờ
Ngày mai phải đi mổ mắt nhưng vì cuộc sống khó khăn, bà Dung ở huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng vẫn phải mở cửa bán cháo lòng. Chiều hôm đó, một số thanh niên đến ăn nhậu quậy phá, Công an huyện đến giải quyết. Thái Quang thay mẹ ký biên bản. Trong quá trình làm việc, một trinh sát nhíu mày duy nghĩ là đã gặp Thái Quang ở đâu đó, nhân dạng khá quen mà không thể nhớ nổi.
Về đơn vị, anh lật sổ theo dõi tội phạm truy nã, thì ra Thái Quang là đối tượng bị truy nã về tội Cố ý gây thương tích vào năm 1991. Nhưng tại sao một tên có lệnh truy nã mà dám sờ sờ trước mặt công an? Theo kế hoạch thì việc bắt giữ Quang lúc này không có gì khó khăn.
Nhưng ngày mai, Quang phải đưa bà Dung đi bệnh viện mổ mắt, nếu bắt Quang thì ai sẽ chăm sóc cho bà? Day dứt, suy tư, cuối cùng các trinh sát quyết định âm thầm giám sát hắn. Sáng hôm sau, một chuyện không may xảy ra với bà Dung: trong lúc ngồi chờ đến lượt mổ, kẻ gian đã móc túi lấy mất 190 ngàn đồng.
Gần một buổi chạy đôn chạy đáo, Quang vẫn không mượn đủ tiền để lo thuốc men cho mẹ. Đang lúc Quang buồn rầu, tư lự thì anh trinh sát đến đưa cho anh ta 150 ngàn đồng và vỗ vai Quang “Đây là số tiền anh em chúng tôi góp lại giúp anh lo thuốc men cho mẹ, anh cầm đi, đừng ngại”.
Lúc này Thái Quang ngờ ngợ “các anh là…” chưa kịp nói hết cau thì người trinh sát đã trấn an người thanh niên “Chúng tôi là cảnh sát hình sự, nhưng anh yên tâm, chúng ta sẽ nói chuyện với nhau sau”. Cầm số tiền, gã thanh niên rưng rưng nước mắt và không quên cúi đầu để cảm ơn.
Ca mổ của bà Dung thành công tốt đẹp. Quang đưa mẹ về nhà. Sáng hôm sau, Quang có mặt tại Đội cảnh sát hình sự, công an huyện để trình diện. Nhận ly nước từ tay người Đội trưởng Cảnh sát hình sự, Thái Quang cất giọng xúc động: “Bốn năm qua, tôi nghĩ các anh đã quên tôi rồi. Mặc dù vậy tôi vẫn sống trong hồi hộp lo sợ.
Khi gặp các anh tại quán, thấy không ai nói gì, tôi yên tâm rằng suy nghĩ của mình là đúng. Nhưng không ngờ các anh đã biết tất cả, lại giúp tiền để tôi chăm sóc mẹ lúc ốm đau. Xin cảm phục và tri ân tấm lòng của các anh. Các anh đã giúp tôi đáp hiếu mẹ già, giúp tôi nhìn nhận lại mình.
Tôi hứa sẽ cải tạo tốt để những ngày còn lại của cuộc đời được sống trong sự thanh thản của một con người phục thiện”. Thế là không tốn mọt giọt mồ hôi, các trinh sát đã bắt được đối tượng truy nã một cách đầy ngoạn mục và bất ngờ.
Kẻ chối từ cuộc sống
Được tin tên tội phạm có lệnh truy nã gần cả năm nay vừa vào bệnh viện Châu Đốc, tỉnh An Giang, lực lượng trinh sát Công an thị xã Châu Đốc lập tức có mặt tại bệnh viện. Trong vai y bác sĩ, các trinh sát thay nhau “chăm sóc sức khỏe” cho hắn. Sau năm ngày tận tình cứu chữa, các y bác sĩ đã đưa hắn trở về với cuộc sống mà hắn đã chối từ. Cầm giấy ra viện cô y tá vừa trao, hắn cúi đầu cảm ơn rồi bước nhanh ra cửa. Nhưng hắn bỗng sững người, mặt mày biến sắc khi hai chiến sĩ cảnh sát xuất hiện trước mặt.
Bắt giữ một nghi phạm
Càng ngỡ ngàng hơn khi hai anh chính là những người mặc áo Blu trắng thường chuyện trò với hắn trong những ngày qua. Chỉ ngắn gọn người trinh sát hỏi nhanh đối tượng “Trần Văn Lang! Chắc anh còn nhớ chuyện một năm trước?”. Người thanh niên cúi đầu lí nhí “Dạ! nhớ ạ”
Trần Văn Lang, ngụ huyện Phú Tân, tỉnh An Giang, bị truy nã về tội Cướp tài sản. Cách đây một năm, sau một đêm mê man bất tỉnh tại Quốc lộ 91 Châu Đốc đi Long Xuyên, anh Trần Văn Ơn cố tỉnh cơn mê, lê từng bước chân nặng trịch đi vào trạm Y tế xã Vĩnh Mỹ và được đưa về bệnh viện Châu Đốc.
Tại đây anh Ơn đã tường trình với cơ quan công an địa phương: Chiều hôm trước, anh vừa dắt xe Honda ra thì một thanh niên lại ngã giá đi Châu Đốc. Ngồi lên xe, người thanh niên bảo ra nhà trọ 414 và đến quán cà phê Cây Dừa ở gần đó đón thêm một người nữa.
Tại quán Cây Dừa, một cô gái lên xe. Đến Vĩnh Tế, người thanh niên bảo dừng xe, anh ta vào quán có chút việc. Anh ta quay ra và mời anh Ơn vào quán ăn mì, uống bia. Tại đây, thêm một người nữa lên xe. Đi được hơn cây số, anh Ơn nghe đầu óc nặng trịch, mắt lim dim. Khi anh chao đảo tay lái thì tên ngồi sau liền giữ lấy và cùng đồng bọn đặt anh xuống vệ đường rồi lấy xe quay đầu về hướng Mỹ Đức. Qua mô tả của anh Ơn cũng như tài liệu lâu nay, các trinh sát xác định tên thuê xe chính là Trần Văn Lang nên đã ra quyết định tầm nã hắn.
Sau khi “thuốc” anh Ơn và cướp xe, Lang cùng đồng bọn tiếp tục thực hiện phi vụ mới, cướp được một xe Honda, công lớn thuộc về Trần Văn Lang nhưng khi ăn chia thì đại ca chỉ chia cho Lang phần ít ỏi. Điên tiết vì sự bất công nhưng không dám làm gì đàn anh, chuyện nực cười là Trần Văn Lang quyết định chọn lấy cái chết bằng thuốc trừ sâu để phủi bụi giang hồ.
Đến khi Lang bị bắt giữ, một trinh sát đã trấn an “Anh chưa thể nào chết được! Anh còn trẻ, có thể cải tạo trở thành người lương thiện, cái chính là anh phải nhận thấy được lỗi lầm”. Lúc này Lang chỉ biết cúi đầu im lặng, ngoan ngoãn về trụ sở cơ quan công an; có lẽ trong tâm trí của người thanh niên trẻ đang lóe lên một ý nghĩ tốt đẹp cho tương lai.
Trinh sát làm nhiệm vụ kết nối trái tim
Một ngày, đại úy Trần Lâm – đội trưởng đội CSĐT tội phạm về trật tự xã hội, công an quận 3, TP.HCM – đang ngồi tại nhiệm sở thì bất ngờ một người thanh niên đi xộc vào. Nhanh gọn người thanh niên giới thiệu là Trịnh Phong, hiện đang cư ngụ tại TP.HCM. Phong trình báo rằng người vợ sắp cưới của anh là Lê Thu Nguyệt – một cô gái dễ thương, hiền lành, quê tại tỉnh Long An – đã bị một nhóm tội phạm bắt cóc, tống tiền.
Tay run rẩy, Phong giao cho đội trưởng Trần Lâm một lá thư tống tiền mà anh vừa nhận với nguyên văn “… Ông Phong! Người vợ sắp cưới của ông đã bị chúng tôi bắt cóc chiều hôm qua. Chúng tôi cần 1 cây vàng, vợ ông sẽ trở về lành lặn khi ông đáp ứng yêu cầu. Đúng 12 giờ đêm nay, ông đem vàng đến đặt ngay gốc me thứ 5 tính từ cổng công viên lại. Nếu ông báo công an hay có hành vi phản trắc thì tính mạng vợ ông khó bảo toàn…” Lá thư ngắn gọn và ký tên bên dưới là dòng chữ bí ẩn “những tên mặc-rô”.
Ngay sau khi tiếp nhận thông tin, đại úy Trần Lâm liền điều động trinh sát tập trung tìm hiểu tất cả các mối quan hệ của nạn nhân cũng như truy lùng tung tích của “những tên mặc-rô”. Cơ quan công an cũng yê càu Phong trì hoãn thời gian để phục vụ công tác phá án. Vụ án đang trong giai đoạn điều tra, ngay trưa hôm sau Trịnh Phong tiếp tục nhận được một lá thư khác ký tên bên dưới là “Lê Thu Nguyệt”.
Lá thư nhanh chóng được đưa đến tay của đại úy Lâm, nội dung là những dòng chữ nghệch ngoạc “Anh Phong ơi! Hãy cứu em, anh nhanh chóng đáp ứng yêu cầu của bọn chúng, nếu không chắc em chết mất. Làm sao em có thể trở về với anh khi không còn đời con gái. Bọn chúng dọa sẽ hãm hiếp em”.
Trịnh Phong khẳng định với đại úy Trần Lâm nét chữ trong thư đúng là người vợ sắp cưới. Các giả thiết đặt ra đều được thảo luận kỹ đến từng chi tiết. Cuối cùng các trinh sát nhận định: khả năng bọn tống tiền là những tên cơ hội nào đó do túng quẫn làm liều.
Theo kế hoạch được nhóm cảnh sát đặt ra, ngay đêm hôm sau, Trịnh Phong đến đặt vàng rồi ra về. Đường phố đã vắng bóng người qua lại. Mưa bắt đầu rơi. 15 phút sau, một người mặc áo bành phủ kín chân, đầu trùm mũ ấm len lỏi theo hàng me tiến lại với thái độ cảnh giác. Khi bóng đen vừa cầm gói vàng thì lập tức bị trinh sát bắt giữ. Các anh không ngờ kẻ phạm tội là một cô gái. Khi các trinh sát hỏi tên, cô gái bật khóc nức nở “dạ! em tên Lê Thu Nguyệt ạ”. Đại úy Trần Lâm tiếp tục truy hỏi về những tên mặc-rô, Nguyệt đáp gọn lỏn “Dạ… không có… ai … hết! Chính là
Một tình huống thật bất ngờ với Trần Lâm cùng các cộng sự bởi Lê Thu Nguyệt chính là vợ sắp cưới của Trịnh Phong. Vì sao cô ta bày ra màn kịch chính mình bị bắt cóc để tống tiền người chồng sắp cưới? Thu Nguyệt kể trong nước mắt: Vì muốn có đám cưới thật đàng hoàng như bạn bè nhưng cô không có khả năng. Khi cô bàn với Phong, Phong bảo không nên phung phí, để vốn làm ăn. Trong lúc cô đang bí thì gặp bạn bè rủ hùn vốn đi buôn thuốc lá lậu.
Nghĩ sẽ trúng mánh như lời dụ dỗ của bạn nên cô hùn một vây vàng và đã bị lừa mất. Trong khi quẫn bách mà ngày cưới đã gần kề, không biết vay mượn ai nên cô nghĩ cách “mượn” vàng của người yêu để lo đám cưới như ý muốn.
Sáng sớm hôm sau, nhận điện của Trần Lâm, Trịnh Phong đến công an quận 3 trình diện. Tại đây khi Phong vừa vào, Thu Nguyệt đã nhào ra ôm cứng và khóc nức nở. Chính Phong chưa biết căn nguyên của vụ án đã buông lời hỏi tới tấp người vợ sắp cưới “Em có sao không? Bọn chúng có làm gì em không?”.
Lúc ấy, đại úy Trần Lâm đã vận dụng hết tư duy trí tuệ để đánh vào tâm lý của Trịnh Phong. Chính vị đại úy đó đã ngồi nhiều giờ liền để làm nhiệm vụ “hàn gắn lại vết nứt” của đôi trẻ, phân tích giá trị của cuộc sống như là một chuyên gia tư vấn tâm lý. Cuối cùng Phong đã chấp nhận sự thật phũ phàng và đón người vợ sắp cưới ra về. Cả hai cúi đầu cảm ơn đại úy Trần Lâm trước khi bước ra khỏi công an quận 3. Thu Nguyệt ngồi sau gục đầu vào lưng người yêu khóc nức nở, khuất dần trong dòng người xuôi ngược.
Cảnh sát… cướp xe bắt tội phạm
Khoảng hơn một tuần nay, một cô gái khá xinh đẹp, khoảng hai lăm hai sáu tuổi về trọ ở căn phòng cho thuê tại hẻm 47 đường Thăng Long, phường 4, quận Tân Bình, TP.HCM. Chỉ trong vài ngày người phụ nữ đến cư ngụ, nơi đây có vẻ nhộn nhịp lạ thưởng bởi sự lui tới của nhiều thanh thiếu niên. Hiện tượng bất thường trên đã được cảnh sát khu vực Phan Hùng để ý. Sau hai ngày xác minh, điều tra, cảnh sát Phan Hùng khẳng định cô gái trên đang hoạt động mua bán heroin.
Cảnh sát hình sự luyện tập
Phương án bắt quả tang người mua kẻ bán đã được ban chỉ huy công an phường 4, quận Tân Bình phê duyệt. 13 giờ chiều, bốn chiến sĩ công an phường chia làm ba mũi thực hiện nhiệm vụ: mũi thứ nhất do thượng úy Dương Tấn Lắm chỉ huy có nhiệm vụ theo dõi đối tượng mua và báo cho tổ thứ hai do thượng úy Đậu Đức Lập và trung úy Trần Văn Phước chốt ở đầu hẻm bắt giữ; mũi thứ ba do cảnh sát Phan Hùng đứng bên kia con rạch thoát nước quan sát nhận tín hiệu của mũi thứ hai và sẽ băng qua con rạch để cùng phối hợp truy bắt đối tượng.
Mọi việc đang diễn ra suôn sẻ thì bất ngờ một cơn mưa chiều Sài Gòn xối xả kéo dài cả tiếng đồng hồ làm con rạch khô bỗng chốc đầy nước đen ngoàm chảy mạnh. Đúng 15 giờ, mũi ở đầu hẻm phát tín hiệu đã bắt được đối tượng mua heroin và phát tín hiệu xuất kích cho mũi thứ ba.
Không thể nào băng qua con rạch đang chảy xiết trong khi trời đang mưa to, Phan Hùng đang lóng ngóng thì một cô gái tấp xe Dream vào vỉa hè trú mưa và để chìa khóa trên xe. Nhanh như chớp, Hùng vọt lên xe phóng đi để lại phía sau mấy tiếng “cho mượn xe tí xíu” trong tiếng kêu la “cướp cướp” của cô gái và mọi người.
Qua hai cua ngắn, Hùng đã kịp cùng đồng đội bắt quả tang kẻ đang tiếp tục bán heroin cho một đối tượng khác. Khi cô gái và một số người đi đường đuổi kịp kẻ cướp xe thì cũng là lúc Phan Hùng cùng đồng đội giải các đối tượng về công an phường. Cô gái bị “cướp” xe tặng Hùng những nụ cười thông cảm. Bà con khen Hùng nhanh trí nhưng cũng hú hồn cho anh vì nếu những người đuổi theo túm được thì có lẻ anh sẽ bị một trận đòn “oan” mà không thể trách cứ bà con được.
Món quà bất ngờ
Ngày mai phải đi mổ mắt nhưng vì cuộc sống khó khăn, bà Dung ở huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng vẫn phải mở cửa bán cháo lòng. Chiều hôm đó, một số thanh niên đến ăn nhậu quậy phá, Công an huyện đến giải quyết. Thái Quang thay mẹ ký biên bản. Trong quá trình làm việc, một trinh sát nhíu mày duy nghĩ là đã gặp Thái Quang ở đâu đó, nhân dạng khá quen mà không thể nhớ nổi.
Về đơn vị, anh lật sổ theo dõi tội phạm truy nã, thì ra Thái Quang là đối tượng bị truy nã về tội Cố ý gây thương tích vào năm 1991. Nhưng tại sao một tên có lệnh truy nã mà dám sờ sờ trước mặt công an? Theo kế hoạch thì việc bắt giữ Quang lúc này không có gì khó khăn.
Nhưng ngày mai, Quang phải đưa bà Dung đi bệnh viện mổ mắt, nếu bắt Quang thì ai sẽ chăm sóc cho bà? Day dứt, suy tư, cuối cùng các trinh sát quyết định âm thầm giám sát hắn. Sáng hôm sau, một chuyện không may xảy ra với bà Dung: trong lúc ngồi chờ đến lượt mổ, kẻ gian đã móc túi lấy mất 190 ngàn đồng.
Gần một buổi chạy đôn chạy đáo, Quang vẫn không mượn đủ tiền để lo thuốc men cho mẹ. Đang lúc Quang buồn rầu, tư lự thì anh trinh sát đến đưa cho anh ta 150 ngàn đồng và vỗ vai Quang “Đây là số tiền anh em chúng tôi góp lại giúp anh lo thuốc men cho mẹ, anh cầm đi, đừng ngại”.
Lúc này Thái Quang ngờ ngợ “các anh là…” chưa kịp nói hết cau thì người trinh sát đã trấn an người thanh niên “Chúng tôi là cảnh sát hình sự, nhưng anh yên tâm, chúng ta sẽ nói chuyện với nhau sau”. Cầm số tiền, gã thanh niên rưng rưng nước mắt và không quên cúi đầu để cảm ơn.
Ca mổ của bà Dung thành công tốt đẹp. Quang đưa mẹ về nhà. Sáng hôm sau, Quang có mặt tại Đội cảnh sát hình sự, công an huyện để trình diện. Nhận ly nước từ tay người Đội trưởng Cảnh sát hình sự, Thái Quang cất giọng xúc động: “Bốn năm qua, tôi nghĩ các anh đã quên tôi rồi. Mặc dù vậy tôi vẫn sống trong hồi hộp lo sợ.
Khi gặp các anh tại quán, thấy không ai nói gì, tôi yên tâm rằng suy nghĩ của mình là đúng. Nhưng không ngờ các anh đã biết tất cả, lại giúp tiền để tôi chăm sóc mẹ lúc ốm đau. Xin cảm phục và tri ân tấm lòng của các anh. Các anh đã giúp tôi đáp hiếu mẹ già, giúp tôi nhìn nhận lại mình.
Tôi hứa sẽ cải tạo tốt để những ngày còn lại của cuộc đời được sống trong sự thanh thản của một con người phục thiện”. Thế là không tốn mọt giọt mồ hôi, các trinh sát đã bắt được đối tượng truy nã một cách đầy ngoạn mục và bất ngờ.
Kẻ chối từ cuộc sống
Được tin tên tội phạm có lệnh truy nã gần cả năm nay vừa vào bệnh viện Châu Đốc, tỉnh An Giang, lực lượng trinh sát Công an thị xã Châu Đốc lập tức có mặt tại bệnh viện. Trong vai y bác sĩ, các trinh sát thay nhau “chăm sóc sức khỏe” cho hắn. Sau năm ngày tận tình cứu chữa, các y bác sĩ đã đưa hắn trở về với cuộc sống mà hắn đã chối từ. Cầm giấy ra viện cô y tá vừa trao, hắn cúi đầu cảm ơn rồi bước nhanh ra cửa. Nhưng hắn bỗng sững người, mặt mày biến sắc khi hai chiến sĩ cảnh sát xuất hiện trước mặt.
Bắt giữ một nghi phạm
Càng ngỡ ngàng hơn khi hai anh chính là những người mặc áo Blu trắng thường chuyện trò với hắn trong những ngày qua. Chỉ ngắn gọn người trinh sát hỏi nhanh đối tượng “Trần Văn Lang! Chắc anh còn nhớ chuyện một năm trước?”. Người thanh niên cúi đầu lí nhí “Dạ! nhớ ạ”
Trần Văn Lang, ngụ huyện Phú Tân, tỉnh An Giang, bị truy nã về tội Cướp tài sản. Cách đây một năm, sau một đêm mê man bất tỉnh tại Quốc lộ 91 Châu Đốc đi Long Xuyên, anh Trần Văn Ơn cố tỉnh cơn mê, lê từng bước chân nặng trịch đi vào trạm Y tế xã Vĩnh Mỹ và được đưa về bệnh viện Châu Đốc.
Tại đây anh Ơn đã tường trình với cơ quan công an địa phương: Chiều hôm trước, anh vừa dắt xe Honda ra thì một thanh niên lại ngã giá đi Châu Đốc. Ngồi lên xe, người thanh niên bảo ra nhà trọ 414 và đến quán cà phê Cây Dừa ở gần đó đón thêm một người nữa.
Tại quán Cây Dừa, một cô gái lên xe. Đến Vĩnh Tế, người thanh niên bảo dừng xe, anh ta vào quán có chút việc. Anh ta quay ra và mời anh Ơn vào quán ăn mì, uống bia. Tại đây, thêm một người nữa lên xe. Đi được hơn cây số, anh Ơn nghe đầu óc nặng trịch, mắt lim dim. Khi anh chao đảo tay lái thì tên ngồi sau liền giữ lấy và cùng đồng bọn đặt anh xuống vệ đường rồi lấy xe quay đầu về hướng Mỹ Đức. Qua mô tả của anh Ơn cũng như tài liệu lâu nay, các trinh sát xác định tên thuê xe chính là Trần Văn Lang nên đã ra quyết định tầm nã hắn.
Sau khi “thuốc” anh Ơn và cướp xe, Lang cùng đồng bọn tiếp tục thực hiện phi vụ mới, cướp được một xe Honda, công lớn thuộc về Trần Văn Lang nhưng khi ăn chia thì đại ca chỉ chia cho Lang phần ít ỏi. Điên tiết vì sự bất công nhưng không dám làm gì đàn anh, chuyện nực cười là Trần Văn Lang quyết định chọn lấy cái chết bằng thuốc trừ sâu để phủi bụi giang hồ.
Đến khi Lang bị bắt giữ, một trinh sát đã trấn an “Anh chưa thể nào chết được! Anh còn trẻ, có thể cải tạo trở thành người lương thiện, cái chính là anh phải nhận thấy được lỗi lầm”. Lúc này Lang chỉ biết cúi đầu im lặng, ngoan ngoãn về trụ sở cơ quan công an; có lẽ trong tâm trí của người thanh niên trẻ đang lóe lên một ý nghĩ tốt đẹp cho tương lai.
Trinh sát làm nhiệm vụ kết nối trái tim
Một ngày, đại úy Trần Lâm – đội trưởng đội CSĐT tội phạm về trật tự xã hội, công an quận 3, TP.HCM – đang ngồi tại nhiệm sở thì bất ngờ một người thanh niên đi xộc vào. Nhanh gọn người thanh niên giới thiệu là Trịnh Phong, hiện đang cư ngụ tại TP.HCM. Phong trình báo rằng người vợ sắp cưới của anh là Lê Thu Nguyệt – một cô gái dễ thương, hiền lành, quê tại tỉnh Long An – đã bị một nhóm tội phạm bắt cóc, tống tiền.
Tay run rẩy, Phong giao cho đội trưởng Trần Lâm một lá thư tống tiền mà anh vừa nhận với nguyên văn “… Ông Phong! Người vợ sắp cưới của ông đã bị chúng tôi bắt cóc chiều hôm qua. Chúng tôi cần 1 cây vàng, vợ ông sẽ trở về lành lặn khi ông đáp ứng yêu cầu. Đúng 12 giờ đêm nay, ông đem vàng đến đặt ngay gốc me thứ 5 tính từ cổng công viên lại. Nếu ông báo công an hay có hành vi phản trắc thì tính mạng vợ ông khó bảo toàn…” Lá thư ngắn gọn và ký tên bên dưới là dòng chữ bí ẩn “những tên mặc-rô”.
Ngay sau khi tiếp nhận thông tin, đại úy Trần Lâm liền điều động trinh sát tập trung tìm hiểu tất cả các mối quan hệ của nạn nhân cũng như truy lùng tung tích của “những tên mặc-rô”. Cơ quan công an cũng yê càu Phong trì hoãn thời gian để phục vụ công tác phá án. Vụ án đang trong giai đoạn điều tra, ngay trưa hôm sau Trịnh Phong tiếp tục nhận được một lá thư khác ký tên bên dưới là “Lê Thu Nguyệt”.
Lá thư nhanh chóng được đưa đến tay của đại úy Lâm, nội dung là những dòng chữ nghệch ngoạc “Anh Phong ơi! Hãy cứu em, anh nhanh chóng đáp ứng yêu cầu của bọn chúng, nếu không chắc em chết mất. Làm sao em có thể trở về với anh khi không còn đời con gái. Bọn chúng dọa sẽ hãm hiếp em”.
Trịnh Phong khẳng định với đại úy Trần Lâm nét chữ trong thư đúng là người vợ sắp cưới. Các giả thiết đặt ra đều được thảo luận kỹ đến từng chi tiết. Cuối cùng các trinh sát nhận định: khả năng bọn tống tiền là những tên cơ hội nào đó do túng quẫn làm liều.
Theo kế hoạch được nhóm cảnh sát đặt ra, ngay đêm hôm sau, Trịnh Phong đến đặt vàng rồi ra về. Đường phố đã vắng bóng người qua lại. Mưa bắt đầu rơi. 15 phút sau, một người mặc áo bành phủ kín chân, đầu trùm mũ ấm len lỏi theo hàng me tiến lại với thái độ cảnh giác. Khi bóng đen vừa cầm gói vàng thì lập tức bị trinh sát bắt giữ. Các anh không ngờ kẻ phạm tội là một cô gái. Khi các trinh sát hỏi tên, cô gái bật khóc nức nở “dạ! em tên Lê Thu Nguyệt ạ”. Đại úy Trần Lâm tiếp tục truy hỏi về những tên mặc-rô, Nguyệt đáp gọn lỏn “Dạ… không có… ai … hết! Chính là
Một tình huống thật bất ngờ với Trần Lâm cùng các cộng sự bởi Lê Thu Nguyệt chính là vợ sắp cưới của Trịnh Phong. Vì sao cô ta bày ra màn kịch chính mình bị bắt cóc để tống tiền người chồng sắp cưới? Thu Nguyệt kể trong nước mắt: Vì muốn có đám cưới thật đàng hoàng như bạn bè nhưng cô không có khả năng. Khi cô bàn với Phong, Phong bảo không nên phung phí, để vốn làm ăn. Trong lúc cô đang bí thì gặp bạn bè rủ hùn vốn đi buôn thuốc lá lậu.
Nghĩ sẽ trúng mánh như lời dụ dỗ của bạn nên cô hùn một vây vàng và đã bị lừa mất. Trong khi quẫn bách mà ngày cưới đã gần kề, không biết vay mượn ai nên cô nghĩ cách “mượn” vàng của người yêu để lo đám cưới như ý muốn.
Sáng sớm hôm sau, nhận điện của Trần Lâm, Trịnh Phong đến công an quận 3 trình diện. Tại đây khi Phong vừa vào, Thu Nguyệt đã nhào ra ôm cứng và khóc nức nở. Chính Phong chưa biết căn nguyên của vụ án đã buông lời hỏi tới tấp người vợ sắp cưới “Em có sao không? Bọn chúng có làm gì em không?”.
Lúc ấy, đại úy Trần Lâm đã vận dụng hết tư duy trí tuệ để đánh vào tâm lý của Trịnh Phong. Chính vị đại úy đó đã ngồi nhiều giờ liền để làm nhiệm vụ “hàn gắn lại vết nứt” của đôi trẻ, phân tích giá trị của cuộc sống như là một chuyên gia tư vấn tâm lý. Cuối cùng Phong đã chấp nhận sự thật phũ phàng và đón người vợ sắp cưới ra về. Cả hai cúi đầu cảm ơn đại úy Trần Lâm trước khi bước ra khỏi công an quận 3. Thu Nguyệt ngồi sau gục đầu vào lưng người yêu khóc nức nở, khuất dần trong dòng người xuôi ngược.